Tintuc - Chùa Thiền tông Tân Diệu toạ lạc ở 273 Ấp Chánh Hội, Xã Tân Mỹ, Huyện Đức Hoà, Tỉnh Long An là ngôi chùa thuộc sở hữu tư nhân của gia đình Bác Nguyễn Công Nhân, năm nay đã 87 tuổi. Năm 1956, Mẹ Bác Nguyễn Công Nhân là bà Trần Thị Liệu, đạo hiệu gọi là Thiền Sư Ni Đức Thảo đã bỏ tiền ra xây dựng ngôi chùa này trên mảnh đất thuộc quyền sở của cha mẹ bà Trần Thị Liệu. Năm 1958, bà Trần Thị Liệu giao lại ngôi chùa Thiền tông này cho con trai bà là Bác Nguyễn Công Nhân quản lý. Năm 1960, Bác Nguyễn Công Nhân sử dụng ngôi chùa để làm nơi nuôi giấu 67 chiến sỹ cách mạng. Năm 1975, đất nước thống nhất, Bác Nguyễn Công Nhân lấy lại ngôi chùa để phổ biến pháp môn Thiền tông là pháp môn thứ 6 của Đức Phật Thích Ca.
Phải nói rằng ngôi chùa Thiền Tông Tân Diệu là một ngôi chùa vô cùng đặc biệt, không giống bất cứ một ngôi chùa nào khác. Ngoài việc có công nuôi giấu 67 chiến sĩ cách mạng, điểm đặc biệt đầu tiên đó là Tôn Chỉ tu tập của Chùa được khẳng định cụ thể, rõ ràng, dứt khoát ghi ngay tại cổng Chùa cũng như trong Chánh điện Chùa như sau: "Chùa Thiền Tông Tân Diệu Chuyên Dạy Giải Thoát", "Cho hỏi tự do về Đạo phật không từ chối bất cứ câu hỏi nào dù hữu hình hay vô hình" và "Tu Theo Pháp Môn Thiền Tông Cốt Để Thành Phật". Hẳn rất nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên và không tin nổi vào Tôn Chỉ tu tập của Chùa Thiền Tông Tân Diệu vì thấy quá lạ lẫm và xa vời. Nhưng thực tế khi tìm hiểu những gì có ở Chùa Thiền Tông Tân Diệu thì quý vị sẽ thấy Tôn Chỉ của Chùa Thiền Tông Tân Diệu là đúng với lời Đức Phật dạy.
Cổng chùa Thiền Tông Tân Diệu.
Điểm đặc biệt tiếp theo là Chùa có Giáo Lý, Giáo Luật, Giáo Lễ, Giáo Điều, Tôn Chỉ, Cương Lĩnh, Nội Quy, Đạo Phục và Phẩm Cấp đầy đủ, cụ thể, rõ ràng mà không một ngôi chùa nào có.
Khi đến các ngôi chùa khác, quý vị thấy chùa nào cũng hương khói nghi ngút, tụng kinh gõ mõ, hòm công đức để khắp nơi, phật tử thì xì xụp cúng tụng, lễ lạy, cầu xin, bỏ tiền ra vô số để các Thầy chùa làm lễ dâng sao, giải hạn, cầu siêu, cầu an, làm những chuyện mê tín dị đoan, v.v… thì ngược lại, Chùa Thiền Tông Tân Diệu hoàn toàn không làm những việc đó, mà ngược lại Chùa còn góp phần cùng nhà nước bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan một cách tích cực. Đây cũng chính là một điểm rất đặc biệt của Chùa Thiền Tông Tân Diệu.
Như Giáo sư tiến sĩ Bùi Quang Thanh – Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia đã nhận xét:
Chùa Thiền Tông Tân Diệu ở Long An này, thì các Vị trong Ban Quản Trị, rồi Viện Chủ ở đấy lại có những nhận thức rất đúng và như thế là đã để lại những ấn tượng rất là tốt cho cộng đồng xung quanh, cho người dân và như thế là đã góp phần xây dựng được nền tảng cho một cái nếp sinh hoạt văn hóa rất văn minh. Tôi cho rằng cần có sự quảng bá. Chứ lâu nay chúng ta thấy là việc giới thiệu những mô hình, những gương điển hình là đang còn những hạn chế nhất định. Tôi đánh giá rất cao những hoạt động mang tính chất thực tiễn, rất cụ thể như thế và cái này không phải cá nhân tôi mà chắc chắn cộng đồng người dân Long An cũng đã có những ý kiến, vừa đồng thuận, vừa mang tính chất khen ngợi và biểu dương. Như thế nếu mà quảng bá rộng ra thì ra ngoài phạm vi tỉnh Long An, rồi phạm vi của vùng văn hóa Nam Bộ, ra đến tận ngoài Bắc, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng thì sẽ mang lại những ý nghĩa rất tích cực”.
Xung quanh khuôn viên chùa khắc hoạ, mô phỏng lại rất nhiều điều vô cùng độc đáo, khác lạ mà không nơi nào có. Điển hình như tượng đài Đức Phật Thích Ca cầm cành hoa sen kiểm thiền, phù điêu Thần Kim Cang đứng hiên ngang hộ trì chánh pháp Thiền Tông, phù điêu Tam tổ Trúc Lâm Yên Tử, bảng mô tả cấu trúc một Tam giới, mô hình Đường trở về Phật giới, v.v…. Đặc biệt có phù điêu 36 vị Tổ sư Thiền Tông và bài kệ ngộ thiền của từng vị tổ. 36 vị Tổ này có nhiệm vụ gìn giữ và lưu truyền mạch nguồn Thiền tông bao gồm 28 vị Tổ của nước Ấn độ, 5 vị Tổ của nước Trung Hoa và 3 vị Tổ của nước Việt Nam là Tổ Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Đặc biệt vị Tổ thứ 34 là Vua Trần Nhân Tông, sau 2 lần dẹp tan quân Nguyên Mông, Vua Trần Nhân Tông đã truyền ngôi lại cho con trai là Thái Tử Trần Anh Tông rồi lên núi Yên Tử ở Quảng Ninh, thành lập Thiền Tông Trúc Lâm Yên Tử, tu theo pháp môn Thiền Tông sau thành Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một minh chứng sống cho pháp môn Thiền Tông chứng minh việc tu theo pháp môn Thiền Tông là để thành Phật chứ không thành gì khác.
Ngoài ra Chùa còn rất nhiều phù điêu độc đáo khác nữa.
Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử và Dòng chảy Mạch nguồn Thiền Tông.
Đức Phật Thích Ca lập Đạo có 6 pháp môn tu là Tiểu Thừa, Trung Thừa, Đại Thừa, Mật Chú, Tịnh Độ và Thiền Tông. Tại Chùa có khắc hoạ lại 6 pháp môn tu này. Mỗi pháp môn có công thức tu và thành tựu rõ ràng, trong đó 5 pháp môn đầu có thành tựu vật lý còn đi trong luân hồi, còn pháp môn thứ 6 là Thiền tông giúp con người được giác ngộ và giải thoát. Giác ngộ là hiểu lời Phật dạy còn Giải thoát là thoát khỏi quy luật nhân quả luân hồi ở Tam giới, trở về Phật giới thành Phật. Đó mới chính là tinh hoa, cốt tuỷ của Đạo Phật.
Chùa Thiền Tông Tân Diệu chính là nơi gìn giữ, phổ biến và lưu truyền pháp môn Thiền tông học quý giá này. Thiền Tông Sư Soạn Giả Nguyễn Nhân cũng là Viện Chủ Chùa Thiền Tông Tân Diệu là người có công lao lớn trong việc nắm giữ mạch nguồn và phổ biến Pháp môn này ra cho nhân loại. Nhờ đó mà nhân loại mới may mắn được hưởng cái tinh hoa cao quý của Đạo phật là Giác ngộ và Giải thoát trong thời kỳ Mạt Thượng Pháp này.
Bên cạnh việc gìn giữ, phổ biến và lưu truyền pháp môn Thiền tông, Chùa Thiền tông Tân Diệu còn thường xuyên tham gia những công tác an sinh xã hội ở địa phương cũng như trong cả nước, tích cực góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
Tổ Đình Chùa Thiền Tông Tân Diệu tham gia chương trình “Hành trình từ Trái tim”.
Chùa đã nhiều lần được tôn vinh, vinh danh, vinh dự được nhận nhiều bảng vàng, bằng khen cao quý trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc của các tổ chức lớn có uy tín như liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Hội Di sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long, Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông, v.v…
Năm 2019, Chùa Thiền Tông Tân Diệu vinh dự được liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam kết nạp làm thành viên và công nhận chùa là “Không gian văn hóa tâm linh”. Đồng thời, Hội Di sản Việt Nam cũng tặng bằng khen cho chùa Thiền Tông Tân Diệu là nơi gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Năm 2023, chùa được Viện nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa Việt Nam trao tặng bằng khen vì “Đã có công lưu giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam trong những năm vừa qua”.
Gần đây nhất, Ngày 6/1/2025, tại chương trình “Gala Chào Xuân 2025” do Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long tổ chức, Chùa Thiền Tông Tân Diệu, tỉnh Long An, đã vinh dự nhận “Bảng vàng Vinh danh” cùng bằng khen cao quý. Đây là sự công nhận xứng đáng cho những đóng góp quan trọng của ngôi chùa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng dân tộc.
Ông Nguyễn Công Nhân - Viện Chủ Chùa Thiền Tông Tân Diệu được vinh danh tại Gala Chào Xuân 2025.
Hiện nay có khoảng 40.000 Phật tử tu theo pháp môn Thiền tông, hiểu và áp dụng Thiền tông vào cuộc sống, Phật tử Thiền tông sống rất sáng suốt, trí tuệ và thực tế, không làm những việc mê tín dị đoan, có bản thân lo cho bản thân, có gia đình lo cho gia đình, có Tổ Quốc lo cho Tổ Quốc. Lấy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín làm kim chỉ nam để hành nên khi sống, cuộc sống được an yên, tự tại, hạnh phúc, có ích cho gia đình cũng như cho xã hội, cho Tổ Quốc. Khi mất thân tứ đại biết đường trở về Phật giới thành Phật, hay chính là trở về với nguồn cội của chính mình, thoát khỏi quy luật luân hồi sinh tử. Đây chính là giá trị cốt lõi vô cùng quý giá của Pháp môn Thiền tông hay cũng chính là tinh hoa của Đạo phật, tinh hoa của nhân loại.
Địa chỉ của Chùa Thiền Tông Tân Diệu: Số 273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
• Website: www.thientong.com
• Youtube: Kênh Tổ Đình Chùa Thiền Tông Tân Diệu.
PV
0 nhận xét:
Post a Comment